Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp tại Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại TP.San Francisco (bang California,ơhộitáicấutrúckinhtếkhuvựbet 855 Mỹ) vừa diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định: "Mỹ vẫn có vai trò quan trọng đối với tương lai của khu vực. Và khu vực này quan trọng hơn bao giờ hết đối với Mỹ". Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, Tổng thống Biden cùng với lãnh đạo 13 nền kinh tế còn lại trong IPEF đã có cuộc họp chung.
Mỹ nỗ lực phối hợp với các đồng minh
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo của 14 thành viên IPEF đạt được thỏa thuận chung hướng tới một nền kinh tế "sạch" và xanh hơn, cũng như một nền kinh tế "công bằng" chống trốn thuế và tham nhũng. Các lãnh đạo IPEF khẳng định một thỏa thuận riêng đạt được vào tháng 5 về việc hình thành chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn. Cùng với nhau, các thỏa thuận này bao gồm ba trong số bốn trụ cột của IPEF.
Đến nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết mang tính đột phá cho IPEF. Mặc dù vậy, Washington đang nỗ lực phối hợp với các đồng minh có trong IPEF để có thể thúc đẩy, tăng cường hợp tác của khuôn khổ này. Ngày 18.11, tờ Nikkei Asiađưa tin Mỹ, Nhật và Úc đồng ý đóng góp khoảng 30 triệu USD cho một quỹ mới để hỗ trợ chương trình giảm khí thải ở các nền kinh tế mới nổi. Nhật Bản dự kiến chi bổ sung khoảng 927 triệu USD để hỗ trợ các thành viên IPEF cùng các nước mới nổi và đang phát triển ở phía nam ngay trong năm tài chính 2023.
Tokyo kỳ vọng thúc đẩy sự hợp tác trong IPEF để tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm hạn chế lệ thuộc tập trung vào một nền kinh tế khác. Qua đó, Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các nước IPEF.
IPEF cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư được nhà nước hỗ trợ ở các nước mới nổi trong các lĩnh vực khác mà Nhật Bản có lợi thế, chẳng hạn như các nhà máy nhiệt điện khử carbon và năng lượng tái tạo.
Các nhà lãnh đạo IPEF cũng quyết định khởi động các cuộc đàm phán về nhiều loại khoáng sản quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng thông qua việc Mỹ, Nhật Bản hay một số bên đầu tư vào các nhà cung cấp nguyên liệu quan trọng trong khối. Điển hình, điểm đến đầu tư có thể là Indonesia và Philippines, những nước có trữ lượng niken lớn, đều là thành viên của IPEF.
Công cụ kinh tế toàn diện
Trả lời Thanh Niênngày 19.11, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) nhận định: "IPEF là một công cụ kinh tế toàn diện cho phép một nhóm các quốc gia không đồng nhất về trình độ phát triển hoạt động hướng tới các hoạt động kinh tế chung, không ràng buộc. Điều này nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xanh, minh bạch và bền vững cũng như kết nối Mỹ với khu vực".
Theo ông, các thành viên IPEF hiện tại vẫn hy vọng khả năng tiếp cận thị trường như Mỹ sẽ là một phần của khuôn khổ này. "Tuy nhiên, tình hình chính trị của Mỹ hiện tại chưa phù hợp để có được những khả năng ấy, nhất là trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần", GS Nagy đánh giá.
Ông cho rằng: "Điểm hấp dẫn của IPEF đối với Đông Nam Á và các quốc gia như VN là không cần phải tham gia tất cả các trụ cột của khuôn khổ. Một điểm hấp dẫn khác là trụ cột xanh trong IPEF có thể góp phần vào nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh của Đông Nam Á và VN".
"Thành viên IPEF hiện tại sẽ tiếp tục hy vọng vào sự lãnh đạo bền vững và cụ thể của Mỹ và các quốc gia khác được phát triển để tối đa hóa lợi ích có thể tích lũy được trong khuôn khổ, để các thành viên có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh và khả năng phục hồi giữa bối cảnh tình hình khu vực có nhiều bất ổn", chuyên gia này nhận xét.
IPEF là sáng kiến do Tổng thống Biden đưa ra vào ngày 23.5.2022. Sáng kiến này bao gồm 4 trụ cột chính: thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và kinh tế công bằng. Khi ra mắt, IPEF có sự tham gia của 14 thành viên gồm: Mỹ, VN, Úc, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Không giống như các hiệp định thương mại tự do, IPEF là một khuôn khổ hợp tác mà không có quy định cắt giảm thuế. Dựa vào các trụ cột, các thành viên IPEF sẽ đàm phán cơ sở hợp tác.